Home »
tai lieu revit
» Sức mạnh của Revit
Sức mạnh của Revit
Unknown | 21:12 | 0
nhận xét
Tất cả các phần mềm được thiết kế ra nhằm phục vụ cho một lĩnh vực nào đó cụ thể để hỗ trợ cho con người giảm thiểu thời gian và công sức mà vẫn đạt được hiệu quả mong muốn.
Vì vậy đa số trong chúng ta muốn học một phần mềm nào đó thì đều có mục tiêu cụ thể để phục vụ cho công việc của mình được tốt hơn. Không biết bạn làm việc trong lĩnh vực nào vì thấy bạn nghiên cứu toàn là các phần mềm đồ họa hỗ trợ thiết kế. Nhưng nếu bạn không phải là dân trong ngành kiến trúc Xd thì theo ý tớ, bạn không cần phải học REVIT. Vì Autodesk đưa ra Revit nhằm hỗ trợ cho dân kiến trúc xây dựng trong việc thiết kế ý tưởng và phát triển hồ sơ bản vẽ thi công.
Nếu có là dân trong ngành và đã từng vật vả với các hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công thì mới thấy được REVIT mạnh cỡ nào (công trình càng lớn thì càng thấy rõ hiệu quả và thế mạnh của nó).
Theo tớ, Có lẽ lâu nay thấy anh em làm trong lĩnh vực kiến trúc XD vật vả với thế hệ autoCAD (được ứng dụng trong thiết kế kiến trúc XD và cũng được ứng dụng khá rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nữa) nên Autodesk đã tập trung vào phát triển hệ phần mềm REVIT nhằm hỗ trợ thật sự cho các KTS, KS và những ai làm việc trong lĩnh vực kiến trúc XD cảm thấy nhẹ nhàng hơn trong công tác thiết kế và nâng cao chất lượng hồ sơ bản vẽ.
Để phân tích cho bạn hiểu được Revit “mạnh” như thế nào thì có lẽ bạn phải là người trong ngành mới hiểu được, nhưng có thể nói sơ qua thế này…
Bạn hay quay về quá khứ một chút, Ngày xưa… vào khoảng trước năm 1990, để vẽ một công trình (hồ sơ) các bậc cha anh của chúng ta đã vất vả như thế nào với công cụ bút và thước vẽ công việc thật sự phải dùng sức chứ không chỉ dùng trí. Đến sau này có được AutoCAD công việc thiết kế cũng đã cải thiện được khá nhiều (ít ra là không phải "bò ra mà vẽ"), nhưng với AutoCAD vẫn còn những hạn chế nhất định vì được viết ra để phục vụ cho nhiều lĩnh vực: kiến trúc XD, cơ khí,.... nên chưa thực sự hỗ trợ nhiều cho dân kiến trúc XD. Gần đây Autodesk có phát triển phần mềm ADT (phát triển từ AutoCAD - chuyên dụng trong kiến trúc XD) nhưng ít được mọi người biết đến, có lẽ không đáp ứng được nhu cầu hay khó phát triển theo hướng công nghệ BIM gì đó… Tớ cũng có sử dụng qua và cũng thấy chưa được như mong muốn.
Rồi có vẻ như AutoDesk cũng cảm nhận được tình hình “luôn luôn lắng nghe và luôn luôn thấu hiểu…”, vì vậy REVIT ra đời với 3 hệ cơ bản hướng đến công nghệ BIM: Revit Architecture, Revit Structure và Revit MEP.
Với tên gọi như vậy có lẽ bạn cũng có thể hình dung được lĩnh vực mà Autodesk muốn hướng đến. Đó là chỉ hỗ trợ cho dân kiến trúc, kết cấu, và cơ điện thôi bạn ạ. Vì vậy nếu bạn là dân Designer tạo mẫu mà muốn nghiên cứu Revit thì tớ can, là dân thiết kế cơ khí mà học Revit tớ cũng can…
Với tớ, sau rất nhiều trăn trở và chọn lựa công cụ thiết kế cho mình thì có thể nói bây giờ tôi yên tâm dẹp bỏ AutoCAD sang một bên để tập trung nghiên cứu và ứng dụng REVIT trong công việc của mình. Tớ thấy hài lòng về nó, đúng là công cụ (phần mềm hỗ trợ thiết kế) mà tớ mong muốn tìm kiếm lâu nay. Cụ thể như:
- Nó giúp tớ tìm Idea nhanh chóng nhờ vào Massing, Vẽ nhanh hơn nhờ có các Component dựng sẵn,
- Các ký hiệu thì đồng bộ thống nhất , chỉ chọn một lần và hiện thị trên mọi bản vẽ một cách tự động vì vậy hồ sơ thể hiện rất đẹp.
- Các thư viện family chỉ việc import vào điều chỉnh chút chút là có cái mình mong muốn.
- Tất cả các đối tượng chỉ cần vẽ một lần thì sẽ xuất hiện trong toàn bộ các bản vẽ MB, MĐ, MC…
- Và công tác thống kê – cái mà tớ vật vả lâu nay thì bây giờ “để cho máy nó làm”. Nó thống kế tất tần tật, nào là cửa đi, cửa sổ, diện tích, phòng ốc…
- Nhưng cái mà tớ thấy đã nhất là tính đồng bộ của hồ sơ, không còn tình trạng không khớp nhau giữa các bản vẽ MB, MĐ, MC… chỉ có đúng và sai thôi. Nếu bạn vẽ đúng thì sẽ đúng ở mọi bản vẽ, còn đã sai thì sai tất. Vì bản vẽ 2D được lấy từ mô hình 3D mà….
- Đặt biệt là những công trình có kiến trúc phức tạp, Revit ra hồ sơ kỹ thuật rất tốt và hoàn toàn chính xác. Điều này với Autocad sẽ rất vất vả mà có khi là không vẽ được nữa (như sân vận động Tổ Chim chẳng hạn).
Related posts:
If you enjoyed this article just click here, or subscribe to receive more great content just like it.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét