6 cap pham tru triet hoc của phép duy vật biện chứng!
1. Khái niệm “cái riêng”, “cái chung” và “cái đơn nhất”.
a. “Cái riêng”.
Cái riêng là phạm trù triết học, dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định (Trang 228 Sđd).Ví dụ:
- Cái bàn học, cái bàn ăn, cái bàn làm việc
- Ngôi nhà ở, ngôi nhà để học (giảng đường), ngôi nhà để vui chơi (câu lạc bộ).
- Cây cam, cây quýt, cây bưởi, cây hồng.
- Người Việt Nam, người Pháp, người Châu Phi
- Ngành khai thác thủy sản, ngành nuôi trồng thủy sản, ngành cơ khí tàu thuyền và các ngành khác ở trong trường.
Mỗi sự vật, hiện tượng, mỗi ngành nghề trên được gọi là một cái riêng.
b. “Cái chung”.
Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính chung không những ở một kết cấu vật chất nhất định mà còn được lặp lại trong nhiều sự vật hiện tượng hay quá trình riêng lẻ khác. (Trang 228 sđd)Ví dụ: Những ví dụ nêu ở mục a. đều là những sự vật hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày mà chúng ta thường gặp là những cái riêng lẻ (là cái riêng) nhưng chúng lại có những mặt giống nhau.
+ Những cái bàn, cái nhà được làm bằng những vật liệu giống nhau: gỗ, đinh, gạch, ngói, xi măng…
+ Các loại cây: có mặt chung là cây ăn quả, là thực vật, là quang hợp ánh sáng mặt trời tạo chất diệp lục.
+ Các ngành tuy khác nhau nhưng có điểm chung đối tượng tác động vào là thủy sản, phát triển nền kinh tế thủy sản, nền kinh tế biển.
+ Con người là cái riêng: Châu Á, Châu Âu, Châu Phi hay màu da khác nhau nhưng đều có cái chung: biết lao động có mục đích, có trí tuệ, biết sáng tạo.
c. Cái đơn nhất.
Cần phân biệt “cái riêng” với “cái đơn nhất”.
“cái đơn nhất” là phạm trù dùng để chỉ những nét, những mặt, những thuộc tính… chỉ có ở một sự vật, một kết cấu vật chất mà không lặp lại ở sự vật, hiện tượng, kết cấu vật chất khác.
Ví dụ:
- Thủ đô Hà Nội: là một “cái riêng” ngoài những đặc điểm giống các thành phố khác ở Việt Nam còn có những nét riêng mà các thành phố khác ở Việt Nam không có: có phố cổ, có Hồ Gươm, có nhiều di tích, có những nét văn hóa truyền thống chỉ có Hà Nội mới có.
- Giai cấp vô sản Việt Nam là một “cái riêng” ngoài những điểm giống như giai cấp vô sản ở các nước tư bản phát triển, còn có những nét riêng: nó ra đời cùng với sự khai thác thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc Pháp, không gắn liền với nền đại công nghiệp cơ khí, xuất thân từ giai cấp nông dân… chỉ có giai cấp Việt Nam mới có.
- Sinh viên Đại học Thủy sản là một “cái riêng”, ngoài những điểm giống với sinh viên ở các trường khác, nó còn có cái đặc thù chỉ ở sinh viên đại học Thủy sản mới có mà thôi đó là những ngành truyền thống.
- Các ngành ở trong trường là “cái riêng”, cũng phân tích như trên.
2. Quan hệ biện chứng giữa “cái riêng”, “cái chung” và “cái đơn nhất”.
a. Các trường phái triết học trước Mác về mối quan hệ giữa “cái riêng” và “cái chung”.
- Phái duy thực: Cho rằng “cái riêng” chỉ tồn tại tạm thời thông qua, không phải là cái tồn tại vĩnh viễn, chỉ có “cái chung” mới tồn tại vĩnh viễn thật sự đối lập đối với ý thức của con người.+ “Cái chung” không phụ thuộc vào “cái riêng” sinh ra cái riêng.
+ Đại diện: Platon
+ Ví dụ: Bên cạnh cái cây riêng lẻ có ý niệm cái cây nói chung tồn tại mãi mãi, còn cái cây riêng lẻ có ra đời tồn tại tạm thời rồi mất đị.
Bên cạnh sinh viên riêng lẻ vào trường nhập học tạm thời ở trong trường 4,5 năm rồi ra trường, sinh viên khác lại vào và ra như vậy. Còn có khái niệm sinh viên nói chung tồn tại mãi mãi gắn với trường.
Như vậy có nghĩa là “cái riêng” do “cái chung” sinh ra.
- Phái duy danh cho rằng:
+ Chỉ có “cái riêng” mới tồn tại thực sự, còn cái chung là những tên gọi trống rỗng, do tư tưởng con người bịa ra, không thừa nhận nội dung khách quan của các khái niệm.
Ví dụ:
+ Khái niệm con người
+ Đấu tranh giai cấp
+ Cách mạng xã hội, vật chất, chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy tâm
+ Khái niệm sinh viên nói chung
=> Không có ý nghĩa gì trong cuộc sống.
Đại biểu:
Quan điểm của chủ nghĩa duy thực và chủ nghĩa duy danh đều sai lầm, họ tách rời cái riêng ra khỏi cái chung, tuyệt đối hóa cái riêng, phủ nhận cái chung hoặc ngược lại.
b. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Cho rằng cái riêng, cái chung, cái đơn nhất đều tồn tại khách quan, giữa chúng có mối liên hệ hữu cơ với nhau được thể hiện:- Thứ nhất: “cái chung” chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu thị sự tồn tại của mình (Không có cái chung thuần túy, tồn tại độc lập bên cạnh cái riêng).
Ví dụ:
+ Không có một cái cây nói chung nào tồn tại bên cạnh cây cam, cây quýt, cây đào cụ thể; những cây trên đều có những đặc tính chung, có rễ, có thân, có lá, có quá trình đồng hóa, dị hóa để duy trì sự sống.
+ Không có một khái niệm chung “động vật có xương sống” nào tồn tại bên cạnh những con “chim”, “con cá”, “con rắn”, “con bò” cụ thể; những loại con này đều có đặc điểm chung: có bộ xương vững chắc, vận động, có quá trình đồng hóa, dị hóa để duy trì sự sống.
+ Không có một khái niệm “sinh viên Đại học Thủy sản” nào lại không gắn liền với một ngành truyền thống nhất định (trừ một số chuyên môn có tính chất đa ngành).
- Thứ hai: Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung (không có cái riêng tuyệt đối).
Ví dụ:
+ 1 động vật nào đó là một cái riêng, nó chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung đó là quy luật đồng hóa và dị hóa.
+ Một con người là một cái riêng (không thể tồn tại độc lập được mà phải gắn liền với thế giới tự nhiên (vật chất hữu cơ) và xã hội loài người (quan hệ với mọi người).
+ Một nền kinh tế của một quốc gia nào đó không thể tồn tại một cách độc lập mà phải gắn liền với quy luật chung (quan hệ sản xuất phải phù hợp với lực lượng sản xuất), quy luật cung cầu, quy luật giá trị… )
+ Sinh viên trường Đại học Thủy sản là cái riêng nó chỉ tồn tại gắn liền với cái chung: là một khoa chuyên ngành truyền thống, gắn liền với quy trình đào tạo, đào thải, quy trình rèn luyện phẩm chất và gắn liền với nội quy nhà trường.
- Thứ ba: Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung, cái chung là cái bộ phận nhưng sâu sắc hơn cái riêng.
+ Cái riêng là cái toàn bộ phong phú hơn cái chung vì: ngoài đặc điểm giống với nhiều cái khác, cái riêng còn có cái đơn nhất, cái đặc thù chỉ nó mới có.
Ví dụ:
Giai cấp công nhân Việt Nam là “cái riêng” bên cạnh cái chung với giai cấp công nhân ở các nước trên thế giới bị bóc lột của giai cấp tư sản, giai cấp không có tư liệu sản xuất… lao động gắn liền với máy móc và có tính chất xã hội… Giai cấp công nhân Việt Nam còn có những những đặc điểm riêng: xuất thân từ giai cấp nông dân, ra đời gắn liền với việc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp cho nên gần gũi với giai cấp nông dân, bị chủ nghĩa đế quốc thống trị. Những đặc điểm đó khác với giai cấp công nhân các nước tư bản chủ nghĩa.
- Cái chung sâu sắc hơn cái riêng là cái bộ phận: vì cái chung chỉ là một bộ phận của cái riêng.
+ Cái chung chỉ phản ánh những thuộc tính, những mối liên hệ ổn định, tất nhiên lặp lại ở nhiều cái riêng cùng loại.
+ Do cái chung gắn liền với cái bản chất, quy định phương hướng tồn tại phát triển của cái riêng.
Ví dụ: đồng hóa dị hóa là cái chung nằm trong tất cả ở thế giới sinh vật: nó mang tính chất bản chất tất nhiên của cái riêng, một sinh vật là cái riêng nó còn tính đặc thù, đơn nhất của nó nữa.
- Thứ tư: cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự vật vì:
+ Trong hiện thực cái mới không bao giờ xuất hiện đầy đủ ngay, mà lúc đầu nó ở dạng đơn nhất và hoàn thiện dần và thay thế cái cũ trở thành cái chung, cái phổ biến.
+ Cái cũ lúc đầu là cái chung, cái phổ biến nhưng về sau do không phù hợp với điều kiện mới dần trở thành cái đơn nhất (trang 231 giáo trình sđd)
+ Quá trình chuyển hóa từ cái đơn nhất thành cái chung là biểu hiện quá trình cái mới ra đời thay thế cái cũ, còn chuyển hóa từ cái chung thành cái đơn nhất thì ngược lại biểu hiện cái cũ lỗi thời bị phủ định.
Ví dụ:
- Sự thay đổi một đặc tính nào đó của sinh vật xuất hiện ở một cá thể riêng biệt. Do phù hợp với điều kiện mới cho nên đặc tính nó được bảo tồn ở nhiều cá thể và nhiều thế hệ.
- Một sáng kiến của một anh hùng lúc đầu là cái đơn nhất được nhiều người học tập trở thành cái phổ biến.
- Khoán sản phẩm tới người lao động lúc đầu chỉ ở một vài tỉnh sau trở thành cái phổ biến.
- Vận động cơ chế thị trường ở Việt Nam lúc đầu mới là tư tưởng chỉ đạo thực hiện ở một số ngành kinh tế - sau trở thành chung.
3. Ý nghĩa và phương pháp luận.
- Chúng ta chỉ có thể tìm cái chung trong cái riêng, xuất phát từ cái riêng, từ những sự vật hiện tượng riêng lẻ, không được xuất phát từ ý niệm chủ quan của con người, bên ngoài cái riêng.- Cái chung là cái sâu sắc, cái bản chất, chi phối mọi cái riêng. Thì trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải phân biệt, phát hiện cái chung vận dụng cái chung để cải tạo cái riêng.
- Chúng ta phải nắm cho được các nguyên lý chung và những quy luật tức là chúng ta phải có trình độ lý luận. Khi đó hành động của chúng ta không mù quáng và có mục đích sẽ có hiệu quả hơn.
- Vì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, như là một bộ ohận của cái riêng -> Kết luận rút ra bất cứ cái chung nào khi áp dụng vào từng trường hợp cụ thể cũng cần được cá biệt hóa (chống bệnh giáo điều, dập khuôn). Tuyệt đối hóa cái riêng sẽ rơi vào bệnh cục bộ địa phương.
- Vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta là trí tuệ toàn Đảng, toàn dân, vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin, phản ánh xã hội nước ta một cách sâu sắc; định hướng nền kinh tế nhiều thành phần với các biện pháp cụ thể: kinh tế, hành chính, giáo dục.
Ví dụ:
- Muốn nhận thức được một quy luật phát triển nào đó của nền sản xuất của một nước nào đó phải nghiên cứu phân tích so sánh quá tình sản xuất thực tế ở một giai đoạn khác nhau, ở những khu vực khác nhau mới tìm ra được mối liên hệ chung.
- Xem xét một phong trào nào đó của một đơn vị nào đó phải xem xét tinh thần thi đua đó ở từng tổ, từng người sau đó liên hệ lại với nhau.
III. NGUYÊN NHÂN VÀ KẾT QUẢ.
1. Định nghĩa.
- Nguyên nhân: là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc các sự vật với nhau gây ra một sự biến đổi nhất định.- Kết quả: là những biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau của các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau.
Ví dụ:
- Đấu tranh giai cấp, giai cấp vô sản mâu thuẫn giai cấp tư sản -> Cách mạng vô sản (khách quan).
- Sự biến đổi mầm mống trong hạt lúa (nguyên nhân) -> Cây lúa (kết quả).
- Bão (nguyên nhân) -> thiệt hại mùa màng (kết quả xấu)
- Thực hiện đường lối đổi mới là nguyên nhân, mục tiêu dân giàu … là kết quả.
- Chủ nghĩa đế quốc là nguyên nhân của chiến tranh xâm lược
2. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả.
- Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả cho nên nguyên nhân bao giờ cũng có trước kết quả; kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau nguyên nhân.Ví dụ:
+ Cuộc đấu tranh giai cấp vô sản mâu thuẫn giai cấp tư sản (là nguyên nhân bao giờ cũng có trước để dẫn đến cuộc cách mạng vô sản với tính chất là kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau)
+ Sự biến đổi của mầm mống trong hạt lúa bao giờ cũng phải xuất hiện trước còn cây lúa là kết quả nó xuất hiện sau.
+ Bão (nguyên nhân) xuất hiện trước, sự thiệt hại của hoa màu, mùa màng do bão gây ra thì phải xuất hiện sau.
+ Người bị ô tô chèn chết đấy là kết quả xấu nhất nguyên nhân của nó là do việc thực hiện luật lệ giao thông không đúng (không nghiêm chỉnh thực hiện luật lệ giao thông).
Chú ý: Tuy nhiên không phải mối liên hệ nối tiếp nào cũng đều biểu hiện mối liên hệ nhân quả.
Ví dụ:
- Ngày không phải là nguyên nhân của đêm
- Mùa xuân không phải là nguyên nhân của mùa hè.
(Nguyên nhân của ngày và đêm là do quả đất quay một trục và quả đất tự quay xung quanh mặt trời 365 ngày và hình thành 4 mùa xuân, hạ, thu đông…)
Một kết quả thường không phải do một nguyên nhân và một nguyên nhân cũng có thể nảy sinh ra nhiều kết quả.
Ví dụ:
Công cuộc cách mạng của chúng ta thắng lợi, giải phóng miền nam thống nhất đất nước nó là kết quả của nhiều nguyên nhân.
Nguyên nhân chính là do dân tộc ta quyết tâm (thà quyết hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ).
Dưới sự ủng hộ của các nước, các dân tộc xã hội chủ nghĩa và các nước, các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới.
Thầy giáo truyền đạt kiến thức cho học sinh (một nguyên nhân) là nguyên nhân dẫn đến nhiều kết quả học tập đạt được của họ.
Cùng một nguyên nhân như vậy nhưng lại dẫn đến nhiều kết quả khác nhau đối với từng học sinh. Có những học sinh đạt kết quả học tập giỏi, khá, trung bình, yếu kém.
Đốt lửa vào ngọn đèn dầu (Nguyên nhân) nó sinh ra kết quả.
Kết quả thứ nhất: có ánh sáng để cho mọi người học tập và làm việc.
Kết quả thứ hai: Bấc ngắn, dần cạn đi.
Kết quả thứ ba: làm tăng nhiệt độ môi trường.
Trong sợi dây chuyền vô tận của sự vận động của vật chất, không có một hiện tượng nào được coi là nguyên nhân đầu tiên và cũng không được xem một kết quả nào là kết quả cuối cùng. (Đọc Ăng Ghen trang 174 giáo trình)
Ví dụ:
Lực lượng sản xuất -> Quan hệ sản xuất = Phương thức sản xuất mới được nguyên nhân phá bỏ quan hệ sản xuất cũ (kết quả) thể hiện lực lượng sản xuất mới mâu thuẫn quan hệ sản xuất cũ.
Quả trứng -> Gà con -> Quả trứng
KQ (NN của QTSSản) Kết quả (nguyên nhân) Kết quả (nguyên nhân)
Quả dừa -> Cây dừa -> Quả dừa
3. Ý nghĩa và phương pháp luận.
- Mối liên hệ nhân quả có tính chất kết quả, không có một sự vật, hiện tượng nào trong thế giới vật chất lại không có nguyên nhân tồn tại, vì vậy mối quan hệ nhân quả trang bị cho chúng ta quan điểm đúng đắn về quyết định luận duy vật và khẳng định vai trò của con người trong việc vận dụng của quy luật vì mục đích sống của mình.- Mỗi sự vật và hiện tượng có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra. Những nguyên nhân này có vị trí khác nhau trong việc hình thành kết quả vì vậy trong hoạt động thực tiễn chúng ta cần phân loại các nguyên nhân (bên trong hay bên ngoài, chủ yếu hay thứ yếu, trực tiếp hay gián tiếp).
Kết quả do nguyên nhân gây ra nhưng nó không tồn tại một cách thụ động (vì vậy phải biết khai thác, vận dụng các kết quả đã đạt được để nâng cao nhận thức và tiếp tục thúc đẩy sự vật phát triển).
IV. TẤT NHIÊN VÀ NGẪU NHIÊN.
1. Định nghĩa.
Tất nhiên (tất yếu) là do cái bản chất, do những nguyên nhân bên trong của sự vật, hiện tượng quyết định và trong những điều kiện nhất định nó sẽ xảy ra đúng như thế chứ không thể khác được.Ví dụ:
+ Xã hội có sự phân chia ra thành giai cấp đối kháng thì nhất định phải có đấu tranh giai cấp.
+ Cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản tất nhiên dẫn tới cuộc cách mạng vô sản và dẫn đến nền chuyên chính vô sản là điều tất yếu.
+ Là nhà Tư bản thì nhất thiết phải bóc lột công nhân đó là tất yếu.
+ Giống tốt, mạ khỏe, nước đủ, phân nhiều, chăm sóc chu đáo thì năng suất lúa cao đó là tất nhiên.
- Ngẫu nhiên: là cái không do bản chất mối liên hệ bên trong quy định mà do những mối liên hệ bên ngoài. Do đó có thể xảy ra, cũng có thể không xảy ra, cũng có thể xuất hiện như thế này cũng có thể như thế khác.
Ví dụ:
+ Lấy lại ví dụ nhà tư bản nhất thiết phải bóc lột (đó là điều tất nhiên). Cái ngẫu nhiên ở đây là: nhà tư bản có thể bóc lột công nhân sản xuất vải sợi, có thể công nhân sản xuất ra bóng đèn… thì đó lại là ngẫu nhiên.
+ Những yếu tố làm cho năng suất lúa tăng cao cũng có thể do sâu rầy, bão tố ập tới thì mất trắng đó lại là ngẫu nhiên.
+ Học tập chăm chỉ, phương pháp học tốt, nắm chắc kiến thức cơ bản ứng dụng nhiềutrong thực tế thì sẽ đạt được kết quả tốt đó là điều tất nhiên. Nhưng đến mùa thi ở nhà lại báo một vài tin buồn gì đó làm ảnh hưởng tới tư tưởng … Kết quả kém đi (điều này là ngẫu nhiên).
Chú ý: So sánh phạm trù tất nhiên với bản chất, với cái chung, cái phổ biến.
2. Mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên.
- Trong quá trình phát triển của sự vật, cái tất nhiên đóng vai trò quan trọng, nó có tác dụng chi phối sự phát triển của sự vật. Cái ngẫu nhiên cũng có ảnh hưởng đến sự phát triển đó làm cho nó diễn ra nhanh hay chậm, đạt được kết quả tốt hay xấu.- Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại một cách khách quan trong sự thống nhất hữu cơ với nhau được thể hiện: cái tất nhiên bao giờ cũng vạch đường cho mình đi qua vô số cái ngẫu nhiên. Còn cái ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của cái tất nhiên và nó cũng bổ sung cho cái tất nhiên.
Ví dụ: Ăng Ghen đưa ra ví dụ: Sự xuất hiện của các nhân vật xuất sắc trong lịch sử đó là điều tất nhiên… nhưng những nhân vật lịch sử đó là ai lại là ngẫu nhiên, không phát hiện được người này thì phát hiện được người khác.
Phân nhiều, nước đủ, giống tốt… tất nhiên sẽ được mùa. Ngược lại gặp thiên tai như bão, hạn hán… mất mùa đó lại là ngẫu nhiên.
- Ranh giới giữa cái tất nhiên và ngẫu nhiên chỉ có tính chất tương đối vì trong những điều kiện nhất định chúng có thể chuyển hóa lẫn nhau, tất nhiên thành ngẫu nhiên và ngược lại.
Ví dụ:
+ Một anh hùng nào đó xuất hiện trong một phong trào của quần chúng -> đó là ngẫu nhiên đối với phong trào nhưng đối với bản thân người đó thì lại là tất nhiên qua quá trình rèn luyện, học tập, tu dưỡng gắn liền với những hoạt động thực tiễn. (Cho một vài ví dụ ở trong lớp, trong trường)
+ Tất nhiên và ngẫu nhiên chuyển hóa cho nhau:
* Trong cuộc cách mạng công nghệ một vài sáng kiến nhỏ lúc đầu xuất hiện nó cũng chỉ là ngẫu nhiên, nhưng trong quá trình phổ biến cho học tập nhân sáng kiến đó ra, áp dụng một cách phổ biến thì nó lại trở thành tất nhiên.
* Trong xã hội cũ những phong tục tập quán hủ bại như ma chay, cưới xin… cái đó là tất nhiên đối với xã hội cũ. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, nếp sống văn minh mà còn phong tục hủ bại ở nơi nào đó thì nó mang tính chất cá biệt ngẫu nhiên mà thôi.
3. Một số kết luận về mặt phương pháp luận.
- Trong hoạt động thực tiễn chúng ta phải căn cứ vào cái tất nhiên vì nó là những yếu tố, bản chất, nguyên nhân bên trong của các sự vật và hiện tượng. (Hiểu được tính tất nhiên có nghĩa là đã nắm được quy luật khách quan của quá trình).- Cái tất nhiên bao giờ cũng bộc lộ ra bên ngoài thông qua cái ngẫu nhiên và bao giờ cũng vạch đường đi cho mình qua vô số những cái ngẫu nhiên. Vì vậy chúng ta chỉ có thể nhận thức, vạch ra được cái tất nhiên qua rất nhiều cái ngẫu nhiên.
- Tìm hiểu tính tất nhiên, tính quy luật của sự vật là quan trọng nhưng không thể coi thường cái ngẫu nhiên. Các hiện tượng ngẫu nhiên có ảnh hưởng tới quá trình tất nhiên của sự vật, chúng ta có thể vận dụng những ngẫu nhiên xảy ra có lợi để thúc đẩy quá trình và có thể hạn chế những ngẫu nhiên có hại cản trở quá trình phát triển của sự vật.
- Trong cơ chế thị trường thì việc tồn tại nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần là tất yếu. Nhưng tồn tại như thế nào, trong những giai đoạn lịch sử nào thì lại là điều kiện ngẫu nhiên định hướng sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Những thành phần kinh tế nào tồn tại, vận động như thế nào thì do tính chất xã hội quy định, mỗi nước quy định đây là điều ngẫu nhiên.
V. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC.
1. Định nghĩa.
- Nội dung là tổng hợp tất cả các mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật.- Hình thức là phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của chúng.
Ví dụ:
+ Nội dung cơ thể sống là toàn bộ yếu tố vật chất (tế bào, khí quan, quá trình tạo nên cơ thể đó). Hình thức: là cách sắp xếp trình tự các tế bào của cơ thể để tạo thành con hay cây gì đó.
+ Một tác phẩm văn học thì nội dung là toàn bộ phần cuộc sống mà tác phẩm phản ánh. Hình thức là kết cấu bút pháp thể hiện (loại hình nghệ thuật: hát dân ca, tuồng, cải lương, chèo hay kịch nói…)
+ Phương thức sản xuất xã hội, lực lượng sản xuất là nội dung. Quan hệ sản xuất là hình thức (Cơ sở hạ tầng là nội dung, kiến trúc thượng tầng là hình thức).
+ Một cái bàn học: toàn bộ những vật liệu gỗ, đinh… là nội dung còn hình thức là sự sắp xếp nguyên vật liệu đó.
+ Quá trình nhận thức thế giới khách quan được phản ánh vào óc là nội dung,. Tiếp thu những hình ảnh đó bằng cách nào (khái niệm, phán đoán, suy luận) đó là hình thức.
2. Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức.
- Nội dung và hình thức bao giờ cũng là thể thống nhất gắn bó với nhau. Không có hình thức nào lại không chứa đựng một nội dung và không có nội dung nào lại không tồn tại trong một hình thức nhất định. (Không có nội dung nói chung, chỉ có nội dung cụ thể. Không có hình thức thuần túy mà chỉ có hình thức cụ thể của một nội dung nhất định).Giải thích: Nội dung và hình thức là sự thống nhất của 2 mặt đối lập, liên hệ tác động và chuyển hóa lẫn nhau. Nội dung và hình thức cũng chỉ là sự phân biệt tương đối, có cái ở mối liên hệ này là nội dung, ở mối liên hệ khác lại là hình thức.
Ví dụ: lực lượng sản xuất là nội dung, quan hệ sản xuất là hình thức (Với tư cách là cơ sở hạ tầng thì nó lại là nội dung, kiến trúc thượng tầng lại là hình thức).
- Không phải lúc nào nội dung và hình thức cũng phù hợp với nhau. Không phải một nội dung bao giờ cũng chỉ thể hiện trong một hình thức nhất định và một hình thức bao giờ cũng chỉ chứa một nội dung nhất định.
Ví dụ: Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa: lực lượng sản xuất là nội dung, quan hệ sản xuất là hình thức. Thời gian đầu nó phù hợp với nhau nên lực lượng sản xuất đã phát triển mạnh mẽ. Sau đó lực lượng sản xuất nó mang tính chất xã hội mâu thuẫn với quan hệ sản xuất tư nhân tư bản chủ nghĩa ngày càng gay gắt. Đến một lúc nào đó lực lượng sản xuất (nội dung) đòi hỏi phải phá vỡ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa để thay thế quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa (là hình thức) phù hợp với nó, mở đường cho nó phát triển hơn nữa.
- Một nội dung được thể hiện bằng nhiều hình thức. Ví dụ: Thạch Sanh và Lý Thông: Khen ngợi người hiền, dũng cảm, trung thực, được nhiều người yêu quý. Với nội dung đó được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau: dân ca, cải lương, phim…
- Một hình thức được thể hiện cho nhiều nội dung: Ví dụ: Hình thức kịch nói: Vở kịch: Tôi và chúng ta (chống cửa quyền, mối quan hệ giữa quyền lợi của cá nhân và tập thể).
- So với hình thức thì nội dung bao giờ cũng giữ vai trò quyết định. (Nội dung thể hiện khuynh hướng có tính chất biến đổi, hình thức là mặt tương đối bền vững ổn định -> cho nên sự biến đổi bao giờ cũng bắt đầu từ nội dung của sự vật.
Ví dụ: Phương thức sản xuất: lực lượng sản xuất là nội dung, quan hệ sản xuất là hình thức. Lực lượng sản xuất với tư cách là nội dung bắt đầu biến đổi từ công cụ sản xuất, là yếu tố động, quan hệ sản xuất với tư cách là hình thức nó tĩnh tại, ổn định hơn, có biến đổi nhưng biến đổi chậm hơn -> mâu thuẫn .
- Trong sự thống nhất hữu cơ thì nội dung giữ vai trò quyết định đối với hình thức, hình thức xuất hiện, hình thành là do ảnh hưởng của nội dung.
Ví dụ: Để đáp ứng nội dung, nhiệm vụ, chức năng của nhà nước thay đổi thì hình thức bộ máy của nhà nước cũng thay đổi.
Quốc hội - Nhà nước - Chính phủ. Giao quyền lập hiến. Quốc hội có một vị trí rất lớn. Nhà nước có quyền hành pháp. Chính phủ có trách nhiệm thi hành những pháp luật trên. Dù sao chăng nữa Chính phủ cũng có tính chất tập thể. Muốn giao quyền cho cá nhân cao hơn nữa: tổ chức Chính phủ dứng đầu chính phủ là Thủ tướng
Quốc hội: Lập hiến, lập pháp.
Nhà nước (Chính phủ + Thủ tướng) có quyền hành pháp.
Viện kiểm soát, Tòa án: Tư pháp
3. Ý nghĩa và phương pháp luận.
- Nội dung và hình thức luôn gắn bó với nhau. Trong hoạt động thực tiễn cần tránh sự tách rời, hoặc tuyệt đối hóa một trong hai mặt vốn có của nó.- Cùng một nội dung trong tình hình phát triển khác nhau có thể có nhiều hình thức và ngược lại, việc cải tạo xã hội phải biết sử dụng mọi hình thức có thể để phục vụ.
- Vì nội dung quyết định hình thức cho nên khi xét đoán sự vật trước hết phải căn cứ vào nội dung, đồng thời phải thấy vai trò của hình thức đối với nội dung.
Ví dụ: Công cuộc đổi mới của chúng ta:
+ Nội dung về kinh tế: xây dựng kinh tế nhiều thành phần.
+ Hình thức được biểu hiện: + Kinh tế nhà nước : giai cấp công nhân
+ Kinh tế tập thể: Giai cấp nông dân
+ Kinh tế tư sản nhà nước: Giai cấp tư sản dân tộc.
+ Kinh tế tư sản nước ngoài: Giai cấp tư sản
+ Kinh tế tư nhân
+ Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
VI. BẢN CHẤT VÀ HIỆN TƯỢNG.
1. Định nghĩa.
- Bản chất: là tổng hợp tất cả những mặt , những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định ở bên trong sự vật quy định sự vận động và phát triển của sự vật đó.- Hiện tượng: là cái biểu hiện ra bên ngoài của bản chất.
Chú ý:
- Phạm trù bản chất gắn liền với phạm cái chung, cái tạo nên bản chất của một lớp các sự vật hiện tượng.
Ví dụ: Bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Điều đó đúng với mọi người (bản chất cũng là cái chung) tuy nhiên không phải cái chung nào cũng là cái bản chất. Ví dụ bên trên thuộc tính của con người là có đầu, mình và chân tay, cái đó cũng là thuộc tính chung của mọi người những không tạo nên bản chất của con người.
- Phạm trù bản chất thuộc cùng loại với phạm trù quy luật: nói đến bản chất có nghĩa là nói tới quy luật, hay là nói tới quy luật có nghĩa là nói tới cái bản chất. Nhưng mỗi quy luật chỉ biểu hiện được một mặt, một khía cạnh, còn bản chất được biểu hiện bằng quy luật.
Ví dụ:
+ Bản chất của giai cấp tư sản là bóc lột giai cấp công nhân và người lao động bằng nhiều quy luật: Quy luật giá trị thăng dư, quy luật lợi nhuận…
+ Những quy luật biểu hiện của sự bóc lột này của giai cấp tư sản bằng quy luật giá trị thăng dư (nó chỉ biểu hiện được một mặt)
+ Quy luật giá trị thăng dư cũng chỉ thể hiện được một mặt.
Lênin: “Quy luật và bản chất là những khái niệm cùng một loại (cùng một bậc) hay nói đúng hơn là cùng một trình độ”.
- Phạm trù hiện tượng: chúng ta cần phân biệt với phạm trù giả tượng.
Giả tượng cũng là hiện tượng nhưng đó là hiện tượng giả, nó phản ánh xuyên tạc bản chất, không phù hợp với bản chất. Tuy nhiên giả tượng cũng có tính chất khách quan và cũng bộc lột bản chất ở một mức độ nhất định nhưng quanh co, phức tạp hơn.
Ví dụ: Trước đây ta vẫn cho là quả đất đứng im, còn mặt trời thì quay xung quanh quả đất. Từ lâu đến nay, khoa học đã chứng minh được rằng quy luật vận động của hệ thống mặt trời chính quả đất quay xung quanh mặt trời -> Nhưng giả tượng mặt trời vẫn quay xung quanh trái đất. Hay sự chuyển động của cây cối bên đường theo chiều chuyển động của xe chạy đó là ảo tượng.
2. Sự thống nhất biện chứng giữa bản chất và hiện tượng.
- Bản chất và hiện tượng là thống nhất với nhau, không thể tách rời nhau, sự thống nhất đó được thể hiện ở chỗ:+ Bản chất bao giờ cũng được bộc lộ ra qua hiện tượng và hiện tượng bao giờ cũng là sự biểu hiện của bản chất.
+ Không bản chất nào tồn tại một cách thuần túy mà lại không biểu hiện qua hiện tượng.
+ Không có hiện tượng nào lại không biểu hiện của một bản chất nào đó.
- Sự tự nhiên giữa bản chất và hiện tượng là sự thống nhất biệc chứng của hai mặt đối lập. Được biểu hiện ra:
+ Sự đối lập giữa cái bên trong và cái bên ngoài. Bản chất phản ánh cái chung, cái sâu xa của sự vật. Hiện tượng phản ánh cái riêng, cái biểu hiện ra bên ngoài của bản chất.
+ Sự đối lập giữa cái tương đối ổn định với cái thường xuyên biến đổi.
+ Hiện tượng phong phú hơn bản chất, còn bản chất thì sâu sắc hơn hiện tượng.
+ Bản chất như thế nào thì hiện tượng như thế ấy.
Ví dụ:
* Bản chất của xã hội tư bản là sự mâu thuẫn giữa tính xã hội lực lượng sản xuất mâu thuẫn với tính chất chiếm hữu tư nhân tư bản đối với tư liệu sản xuất -> Giữa người bị bóc lột (giai cấp vô sản) mâu thuẫn với người bóc lột (giai cấp tư sản).
Bản chất đó được biểu hiện bằng những hiện tượng vô cùng phong phú và phức tạp: đó là cuộc khủng hoảng chu kỳ:
+ Nạn thất nghiệp thường xuyên xảy ta .
+ Cuộc sống xa hoa trụy lạc của giai cấp tư sản.
+ Đời sống cực khổ của giai cấp vô sản và người lao động.
* Năm 1930: Bản chất xã hội nước ta là chế độ thuộc địa và nửa phong kiến. Cho nên đế quốc Pháp đã xây dựng bộ máy cai trị (hình thức) -> Bản chất được biểu hiện bởi hình thức: Nam kỳ bảo hộ (Bộ máy do Pháp cai trị).
+ Ở Trung kỳ: nó giữ nguyên bộ máy của giai cấp phong kiến làm bù nhìn để phục vụ cho công việc xâm lược của chúng.
+ Ở Bắc kỳ: Chúng xây dựng chế độ tự trị (Bên cạnh đó có quan thầy của chủ nghĩa thực dân đế quốc).
Đây chính là sự thể hiện bản chất nào thì hiện tượng đó.
4. Ý nghĩa và phương pháp luận.
- Vì bản chất là cái tất nhiên, ổn định, bên trong, cái quy định sự vận động và phát triển. Hiện tượng là cái biểu hiện bản chất, nên về mặt nhận thức không dừng lại ở hiện tượng mà phải đi sâu vào bản chất của nó.- Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng là sự thống nhất biện chứng của các mặt đối lập. Vì vậy trong nhận thức khoa học cũng như trong hoạt động thực tiễn chúng ta cần phân tích một cách cặn kẽ, loại bỏ những giả tượng.
Ví dụ: Bản chất của chủ nghĩa đế quốc là xâm lược, bóc lột nhân dân các nước, gây mất trật tự an ninh về mặt chính trị. Bản chất đó được biểu hiện bằng nhiều hình thức phức tạp: viện trợ kinh tế, viện trợ có tính chất nhân đạo, hợp tác văn hóa, du lịch… Những hình thức đó không biểu hiện đầy đủ bản chất của sự vật và vấn đề. Có khi còn xuyên tạc bởi vẻ bề ngoài. Cho nên xem xét một sự vật phải thật cặn kẽ để từ hiện tượng đến tận cội nguồn của bản chất để có biện pháp phòng ngừa. Chúng thường mang tính chất nhân quyền một cách trừu tượng, áp đặt cho từng nước để gây mất ổn định đối với một quốc gia.
VII. KHẢ NĂNG VÀ HIỆN THỰC.
1. Định nghĩa.
Thế giới vật chất vận động và phát triển không ngừng chuyển từ dạng này sang dạng khác, cái mới thay thế cái cũ. Lúc đầu cái mới chỉ xuất hiện dưới dạng khả năng, sau đó lớn lên và chiến thắng cái cũ, khi đó nó trở thành hiện thực. Cho nên nhìn vào sự vật hay hiện tượng chúng ta thấy có hai mặt khả năng và hiện thực.- Khả năng: Là cái hiện chưa có, chưa tới nhưng sẽ tới khi có những điều kiện thích hợp.
- Hiện thực: tất cả những cái gì hiện có, hiện đang tồn tại thực sự (là khả năng đã được thực hiện).
Khi nghiên cứu về khái niệm khả năng và hiện thực cần chú ý:
+ Khả năng tất nhiên (khả năng thực tế): Nó hình thành do quy luật vận động nội tại của sự vật (hay là khả năng do những mối liên hệ tất nhiên quyết định, nó xuất hiện do bản chất bên trong sự vật).
Ví dụ:
* Sau sự kiện ngày 18/8/1991 ở Liên Xô cũ, Đảng Cộng sản Liên Xô bị giải thể, qua hơn một năm thấy được trách nhiệm đối với đất nước, với lịch sử, những người đảng viên cộng sản chân chính tập hợp tìm mọi biện pháp khôi phục tổ chức Đảng cộng sản, xác định phương hướng cương lĩnh giành lại địa vị của Đảng, điều đó có khả năng thực tế.
* Các nước đế quốc hiện nay, các mâu thuẫn nội tại giữa giai cấp chủ nghĩa mâu thuẫn giai cấp tư sản cực đoan, người lao động mâu thuẫn giai cấp tư sản, lực lượng sản xuất (tính chất xã hội hóa) mâu thuẫn với quan hệ sản xuất tư nhân tư bản chủ nghĩa. Những mâu thuẫn này không thể điều hòa được, cho nên nó có khả năng gây ra cuộc chiến tranh cục bộ của một nước đế quốc hiện nay là một khả năng thực tế.
* Hoàn chỉnh mạng lưới các trường đại học có nhiều phương án như: ghép trường ta vào đó, Viện Đại học TP Hồ Chí Minh, Viện Thủy sản… Nhưng dù thực hiện phương án nào thì trường Đại học Thủy sản cũng là một trường đầu ngành thủy sản, đó là khả năng thực tế.
- Khả năng ngẫu nhiên (khả năng hình thức): là khả năng do những mối liên hệ ngẫu nhiên, do sự kết hợp của những hoàn cảnh bên ngoài quyết định.
Ví dụ:
Người công nhân bình thường trở thành một nhà tư sản trong xã hội tư bản.
* Tán tỉnh, lấy con gái của nhà tư sản (lấy của hồi môn, trở thành người giàu sang).
* Hoặc góp cổ phần… chẳng may nhà tư sản xấu số qua đời, anh lại có mánh riêng nào đó trở thành
* Mua xổ số trở thành triệu phú. Sử dụng số tiền đó mua sức lao động, tlsx -> sản xuất hàng hóa -> T’ > T (Trúng sổ xố…)
2. Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực.
- Khả năng và hiện thực có quan hệ biện chứng với nhau. Quá trình đó diễn ra như sau: Khả năng biến thành hiện thực. Hiện thực này do sự vận động nội tại của nó lại nảy sinh ra những khả năng mới, khả năng mới này lại có những điều kiện thích hợp lại trở thành hiện thực mới… Hiện thực mới lại bao hàm những khả năng mới của sự phát triển. Đó là quá trình phát triển vô tận của thế giới vật chất.Ví dụ:
Những năm 86, 87, 88, 89 là những năm nhân dân ta gặp rất nhiều khó khăn về cuộc sống sinh hoạt (tiền mất giá, giá hàng tăng…) -> Đây là hiện thực.
Đại hội Đảng lần thứ VI trước hiện thực như vậy đã khắc phục những khó khăn, Đảng ta đã đề ra nhiều biện pháp, trong đó có vấn đề đổi mới tư duy (trước tiên là tư duy kinh tế) dần dần từng bước đổi mới toàn diện, thay đổi tình trạng kinh tế của xã hội: bảo đảm trật tự an ninh xã hội, nâng cao, ổn định đời sống. => Khả năng
Để khả năng này biến thành hiện thực Đảng ta đã đề ra kèm theo một số chính sách: thay đổi tiền lương, tăng phụ cấp, mở cửa đối với các nước, xây dựng cơ chế mở. => Điều kiện
Hiện thực mới => Kinh tế phát triển, dân số nội dung ổn định, chính trị, trật tự an toàn xã hội, giảm được sự lạm phát… hàng hóa dồi dào
Tạo ra khả năng mới => Mở rộng nền kinh tế nhiều thành phần, giao lưu, buôn bán với các nước, củng cố địa vị đất nước ta. Mở rộng quan hệ ngoại giao, bắt tay hữu hảo với các nước lớn có nền kinh tế mạnh.
Hiện thực mới để có điều kiện xây dựng đất nước dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.
- Cùng trong nhiều điều kiện nhất định, ở cùng một sự vật có thể tồn tại một số khả năng chứ không phải chỉ có một khả năng.
Ví dụ: Tổng khởi nghĩa năm 1945 ở Việt Nam có hai thời điểm:
+ Khởi nghĩa vào dịp 9/3/1945 có hai khả năng: (Pháp đầu hàng Nhật)
* Cách mạng gặp tổn thất (Nhật càng mạnh)
* Vì vậy không thành lập được chính quyền.
+ Nhật đầu hàng đồng minh (Ta không nổi dậy kịp, trông chờ đồng minh vào cướp khí giới quân Nhật)
* Chính phủ bù nhìn lại quay đầu với Anh
* Pháp ngóc đầu dậy.
- Khả năng biến thành hiện thực, không phải chỉ một vài điều kiện mà một tập hợp những điều kiện.
Ví dụ: Khi phân tích thời thế cho một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Lênin chỉ ra 4 yếu tố: Giai cấp thống trị, giai cấp bị thống trị, tầng lớp trung gian (tính tích cực của quần chúng cách mạng tăng(, giai cấp cách mạng có đủ khả năng. Thiếu một trong các điều kiện ấy thì cách mạng không nổ ra.
+ Để trở thành chuyển tiếp sinh:
* Sinh viên phải học giỏi.
* Có khả năng nghiên cứu khoa học.
* Nhà nước phải có chính sách, quy định cho chuyển tiếp sinh.
* Phải có cơ sở cần và có yêu cầu
=> Điều kiện
3. Ý nghĩa và phương pháp luận.
- Khả năng và hiện thực không thể tách rời nhau, nếu tách cái nọ ra khỏi cái kia thì không thấy được khả năng tiềm tàng của sự vận động phát triển, không tranh thủ được những khả năng gần trở thành hiện thực.- Không tuyệt đối hóa mối liên hệ đó mà phải thấy sự khác nhau về chất giữa chúng, nếu chỉ dựa vào cái khả năng, chưa phải là hiện thực thì dễ rơi vào ảo tưởng.
- Chuyển hóa từ khả năng sang hiện thực trong giới tự nhiên được thực hiện một cách tự động, trong xã hội đòi hỏi phải phát huy tính năng động tối đa của con người.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét