Kinh nghiệm chuẩn bị bài thuyết trình
Một số kinh nghiệm khi chuẩn bị và thực hiện thuyết trình
Thuyết trình là nghệ thuật xử lý các “ý tưởng” để tương tác với người nghe nhằm đạt một mục tiêu nào đó.Khi thuyết trình, có 3 vấn đề quan trọng chúng ta cần quan tâm đó là:
►Thứ nhất, Nội dung và Slide thuyết trình:
Về slide, đây là ấn tượng đầu tiên mà người nghe tiếp cận bài thuyết trình. Một slide chuẩn, đẹp sẽ là bước khởi đầu tạo nên sự thành công cho bài thuyết trình. Đây là phần chúng ta có thời gian nhiều để chuẩn bị và hoàn toàn chủ động đầu tư. Một số lưu ý khi chuẩn bị nội dung và slide thuyết trình:
Nói trong bao lâu?
Nói như thế nào cho lôi cuốn?
Về nội dung: chúng ta cần trả lời các câu hỏi sau:
Nội dung sẽ nói gì?Nói trong bao lâu?
Nói như thế nào cho lôi cuốn?
Động cơ của người nghe là gì?
Khi trả lời các câu hỏi trên thật cô đọng và súc tích, chúng ta sẽ có một bước khởi đầu tốt. Kinh nghiệm khi soạn nội dung là chúng ta phải viết ra, viết đi viết lại 3- 5 lần để cho nội dung được cô đọng. Cố gắng làm cho nội dung càng ngắn càng tốt và quan trọng hơn là phải làm thật rõ các ý chính và các mối quan hệ của các ý.
►Thứ hai, Các tài liệu đính kèm -
Thông thường, các bài thuyết trình mà đặc biệt là các bài giảng, người thuyết trình thường bỏ qua việc soạn các tài liệu đính kèm để gửi cho người nghe. Nội dung các tài liệu này bao gồm:
Bảng tóm tắt Slide thuyết trình với các nội dung chi tiết cần lược bỏ để người tham dự tư duy và thảo luận nhóm;
Một số thông tin chi tiết để phục vụ nhu cầu tìm hiểu chi tiết hơn của người nghe;
Các thông tin chứng minh độ tin cậy của các nội dung thuyết trình, đặc biệt là các con số, các dẫn chứng về khảo sát, nguồn khảo sát.
►Thứ ba, Người thuyết trình - [You]
Khi mà nội dung thuyết trình và các tài liệu đã được chuẩn bị hoàn tất thì yếu tố quan trọng còn lại chính là bản thân người thuyết trình. Trong Slide đính kèm cũng đã nêu ra khá nhiều về các lỗi mà người thuyết trình thường hay gặp phải từ vị trí và tư thế đứng, từ cách phát âm cho tới khả năng điều phối và quản lý được bài thuyết trình của mình đúng với mục tiêu đã đề ra..Bài thuyết trình tốt không phải là một dạng tương tác một chiều. Do đó, người thuyết trình phải cố gắng tạo ra những tình huống có vấn đề, những câu hỏi,.. làm sao để tất cả mọi người cùng tham gia thì bài thuyết trình mới thành công.Cuối cùng, trong phần hỏi đáp, anh Phong cũng đã nêu ra được những lưu ý quan trọng trong khi thuyết trình như sau:
Chúng ta phải trình bày những gì chúng ta thật sự hiểu và nắm rõ...Khi đó, chúng ta sẽ có một sự tự tin để mang giá trị cho người nghe.
Một điều khá quan trọng nữa là chúng ta nên sử dụng Slide Master trong khi soạn thảo Powerpoint sẽ giúp chúng ta dễ dàng định dạng và thay đổi Font chữ hàng loạt một cách dễ dàng. [chèn thêm hình minh họa sẽ dễ hình dung và hấp dẫn hơn
Bài thuyết trình đã chuẩn bị sẵn, nhưng đối tượng người nghe có sự thay đổi và nội dung soạn sẵn của chúng ta không còn phù hợp như: bị trùng, đối tượng thay đổi, hoặc bị thay đổi “quỹ thời gian”. Khi đó, chúng ta sẽ có một cách giải quyết khá hoàn chỉnh đó là sử dụng chức năng Custom Show để chỉ chọn lọc một số Slide chúng ta cần thuyết trình, ẩn bớt slide đã không còn phù hợp.
Ngoài ra, khi soạn Slide thuyết trình theo nhóm, Google đã cung cấp một ứng dụng tương tự như Powerpoint thông thường và cộng thêm nhiều ưu điểm như: (1) Cho phép cùng lúc nhiều người tác động bài thuyết trình; (2) Làm việc tại bất cứ đâu chỉ với 1 tài khoản Gmail và internet; (3) Trình chiếu online khi máy tính cài đặt thêm Skype.
► PowerPoint minh họa
Chúc tất cả các bạn soạn cho mình một bài thuyết trình thật tốt.Khi xem qua nội dung, các bạn có gì thắc mắc thì mạnh dạn thảo luận nhé.Trích từ bài Chia sẻ nội bộ của anh Trần Tấn Phong - TP. IT Công ty CP Dii
0 nhận xét:
Đăng nhận xét